CÓ BẤT KỲ CÂU HỎI NÀO? HÃY GỌI CHÚNG TÔI:+84 974 96 96 23

Bài thi TOEFL và những điều lưu ý bạn cần biết

TOEFL là viết tắt của Test Of English as a Foreign Language, là bài kiểm tra năng lực Tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ) nhằm kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn trong môi trường học thuật, cụ thể hơn là ở môi trường tại các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ). Bài kiểm tra này bao gồm các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. TOEFL đánh giá kỹ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh Mỹ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học. Điểm TOEFL quy định là một trong những yêu cầu để xét chấp nhận cho học viên nước ngoài vào học tại hầu hết các trường đại họccao đẳng ở Mỹ. 

Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964 và cho đến nay đã có hơn 25 triệu thí sinh dự thi.

Mỗi bài thi TOEFL sẽ có giá trị trong vòng 2 năm

 

TOEFL là gì? Cấu trúc bài thi TOEFL

Hiện nay bài thi TOEFL có rất nhiều hình thức thi khác nhau, phù hợp với nhu cầu riêng của từng thí sinh. Các thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn cách nhìn tổng quan, cơ bản nhất về từng bài thi.

TOEFL Primary

TOEFL Primary là bài thi được Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho học sinh tiểu học nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh và nâng cao kỹ năng suy luận cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Đây là công cụ hữu ích để các thầy cô và cha mẹ đo lường, đánh giá năng lực trong quá trình trẻ học tập và sử dụng tiếng Anh.

TOEFL Primary ra đời đánh dấu bước hoàn thiện của Hệ thống TOEFL, giúp cho TOEFL trở thành hệ thống đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ có tính nhất quán và xuyên suốt từ thấp đến cao. Không chỉ đo lường khả năng tiếng Anh của trẻ tiểu học, bài thi TOEFL Primary còn góp phần phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ ngay từ lúc nhỏ.

Tùy vào số lượng sao đạt được, phiếu điểm kết quả của bài thi TOEFL Primary Step 1 cũng như TOEFL Primary Step 2 sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về năng lực tiếng Anh hiện tại của học sinh, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về việc học tập tiếp theo. Ví dụ về khả năng và khuyến nghị ở mức điểm 1 sao và 4 sao của TOEFL Primary Step 1 như sau:

Kết quả

Năng lực hiện tại

Kế hoạch học tập kế tiếp

1 sao

Học sinh chỉ mới đạt mức nhận biết được một số từ cơ bản, quen thuộc trong lời nói như từ chỉ địa điểm, đồ vật và người

Đọc hiểu: học sinh cần học và thực hành đọc hiểu những từ vựng phổ biến theo các chủ đề quen thuộc như nhà cửa, trường học, gia đình, màu sắc…, đọc hiểu các câu ngắn và đơn giản về con người, sự vật và hoạt động quen thuộc 

Nghe hiểu: Về nghe hiểu, học sinh cần học từ vựng hàng ngày, học từ mới qua tranh ảnh, nghe những câu ngắn và đơn giản về các hoạt động thường ngày, người, đồ vật , thực hành những diễn đạt thông thường trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi…

4 sao

Đọc hiểu: Học sinh có thể:

- Hiểu được từ vựng phổ biến và một số từ vựng ít phổ biến về sự vật, nơi chốn, con người, hành động và ý nghĩ 

-Hiểu được nghĩa của các câu phức 

- Liên kết được các thông tin ở những câu dài hơn và giữa các câu khác nhau để suy luận, xác định các ý chính và hiểu được nghĩa của các từ mới

- Xác định được vị trí của các thông tin chính trong đoạn văn

Đọc hiểu: Học sinh cần:

- Học các từ mới, không quen thuộc

- Thực hành đọc hiểu các câu chuyện và các đoạn thông tin về nhiều chủ đề khác nhau

- Thực hành đọc hiểu các đoạn văn dài hơn và phức tạp hơn

- Nói hoặc viết ra bằng ngôn từ của mình về đoạn văn, câu chuyện hoặc thông tin đã đọc

Nghe hiểu: Học sinh có thể:

- Hiểu được các từ ít phổ biến hơn trong miêu tả về các chủ đề, tình huống và hoạt động quen thuộc 

- Hiểu được câu trả lời gián tiếp đối với câu hỏi trong hội thoại

- Hiểu được các thông điệp mà thông tin không được diễn đạt rõ ràng

- Liên kết các thông tin để suy luận ý chính hoặc chủ đề của thông điệp, câu chuyện và đoạn thông tin

- Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trong đoạn văn nói dài hơn

Nghe hiểu: Học sinh cần:

- Học các từ mới, không quen thuộc khi nghe các câu chuyện hoặc đối thoại học thuật dài hơn

- Thực hành sử dụng từ vựng và các diễn đạt ít phổ biến hơn trong các hội thoại

- Nói và viết ra bằng ngôn từ của mình sau khi nghe các thông tin hoặc câu chuyện

TOEFL Junior

TOEFL Junior là bài thi được Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) nghiên cứu và thiết kế dành riêng cho học sinh THCS và đầu THPT.

Trong khi bài thi TOEFL ở cấp độ đại học của ETS hiện đang là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh trên toàn thế giới, bài thi TOEFL Junior lại có vai trò đo lường mức độ mà học sinh trung học cơ sở hoặc học sinh đầu trung học phổ thông đạt được đối với kỹ năng tiếng Anh học thuật (academic English) và tiếng Anh thường thức (social English) tiêu biểu cho môi trường giảng dạy bằng tiếng Anh.

Mục đích của bài thi TOEFL Junior: 

  • cung cấp cho phụ huynh, học sinh và giáo viên những thông tin khách quan về sự tiến bộ của học sinh trong việc phát triển các kỹ năng tiếng Anh theo thời gian.

  • phục vụ như một công cụ đo lường giúp hỗ trợ việc phân loại trình độ đầu vào của học sinh trong các chương trình đào tạo tiếng Anh.

  • đánh giá kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở giai đoạn đang phát triển của trẻ để chuẩn bị cho việc học tập, nghiên cứu bằng tiếng Anh trong tương lai.

  • cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ cho mục đích giảng dạy.

Bài thi TOEFL Junior là bài thi trên giấy bao gồm 126 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần - Nghe hiểu, Ngữ pháp và từ vựng, và Đọc hiểu.

Mỗi phần bao gồm 42 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 đáp án lựa chọn, tổng thời gian làm bài thi là 1 tiếng 55 phút.

Một số câu hỏi trong bài thi có thể không được tính vào điểm của phần thi đó hoặc tổng điểm. Đối với những câu hỏi được tính điểm, mỗi câu trả lời đúng đều được tính điểm ngang nhau.

Nội dung từng bài thi của TOEFL Junior

a. Bài thi Nghe hiểu đánh giá khả năng nghe và hiểu tiếng Anh sử dụng trong cuộc sống thường nhật và trong môi trường học tập của thí sinh.

Phần thi Nghe hiểu kiểm tra khả năng nghe những đoạn tiếng Anh giao tiếp thường nhật và học thuật.

  • Phần thi có 42 câu hỏi.

  • Thí sinh được yêu cầu trả lời câu hỏi về các cuộc hội thoại và trò chuyện bằng tiếng Anh phát trong đoạn CD ghi âm.

  • Thời gian làm bài thi cho phần này là khoảng 40 phút.

  • Thí sinh chỉ được nghe một lần duy nhất.

Các dạng bài nghe

  • Dạng bài nghe đầu tiên là cuộc trò chuyện giữa một giáo viên hoặc cán bộ nhà trường với học sinh. Sau mỗi cuộc trò chuyện sẽ là một câu hỏi. Thí sinh được yêu cầu chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi và tô đáp án tương ứng trên phiếu trả lời.

  • Dạng bài nghe thứ hai bao gồm các cuộc hội thoại ngắn. Sau mỗi một cuộc hội thoại sẽ có 3 câu hỏi hoặc nhiều hơn. Thí sinh sẽ được yêu cầu chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi và tô vào đáp án tương ứng trên phiếu trả lời.

  • Dạng câu hỏi thứ ba sẽ là cuộc trò chuyện hoặc thảo luận về các chủ đề học thuật. Sau mỗi cuộc trò chuyện hay thảo luận sẽ có bốn câu hỏi hoặc nhiều hơn. Thí sinh sẽ được yêu cầu chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi và tô vào ô tương ứng trên phiếu trả lời.

b. Bài thi Ngữ pháp và từ vựng đánh giá mức độ thông thạo của thí sinh đối với các kỹ năng tiếng Anh quan trọng như ngữ pháp và từ vựng sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể.

  • Phần Ngữ pháp và từ vựng đánh giá mức độ thông thạo của thí sinh đối với các kĩ năng tiếng Anh quan trọng như ngữ pháp và từ vựng sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể.

  • Phần này bao gồm 42 câu hỏi. Trong mỗi câu hỏi sẽ có một ô chứa bốn lựa chọn khác nhau.

  • Thí sinh sẽ được yêu cầu chọn đáp án chính xác nhất để hoàn thành câu hội thoại.

  • Thời gian làm bài cho phần này là 25 phút.

c. Bài thi Đọc hiểu đánh giá khả năng đọc và hiểu các văn bản học thuật và phi học thuật bằng tiếng Anh.

Phần Đọc hiểu đánh giá trình độ đọc và hiểu các văn bản học thuật và phi học thuật bằng tiếng Anh của thí sinh.

  • Phần Đọc hiểu có 42 câu hỏi và thời gian làm bài là 50 phút.

  • Sau khi đọc xong một đoạn văn, thí sinh sẽ đọc những câu hỏi về đoạn văn đó, mỗi câu hỏi sẽ có bốn lựa chọn đáp án khác nhau. Thí sinh sẽ chọn đáp án chính xác nhất.

TOEFL trên Internet (iBT)

Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kỳ thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, ĐứcÝ vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.

Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kỹ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.

  • Đọc: Có hai hình thức là dài (long form) và ngắn (short form).
    Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 4 bài đọc. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 80 phút của dạng dài). Trong 4 bài đọc của dạng dài thì sẽ có 1 bài không được chấm điểm (Thí sinh sẽ không biết là bài nào trong 4 bài). Thí sinh có thể quay lại thay đổi đáp án của câu hỏi trước đó.

  • Nghe: Khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 60-90 phút.
    Phần nghe bao gồm 6 đoạn, mỗi đoạn kéo dài 3-5 phút và kèm theo câu hỏi về đoạn văn. Trong đó có 2 đoạn đối thoại của sinh viên và 4 đoạn thảo luận hoặc bài giảng về học thuật và chỉ nghe một lần. Mỗi cuộc hội thoại được có 5 câu hỏi và mỗi bài giảng có 6 câu hỏi. Các câu hỏi với mục đích đánh giá khả năng hiểu ý chính, thông tin chi tiết quan trọng, mục đích và thái độ của người nói. Thí sinh không thể thay đổi câu trả lời của câu hỏi trước đó.
    Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.

  • Nói: Gồm 6 bài nói.
    2 bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng nói chuyện tự nhiên và cách thức truyền đạt ý tưởng. Thí sinh có 45 giây để nói và 15 giây để chuẩn bị.
    4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Bài nói số 3 và số 4 thí sinh sẽ được đọc 1 bài đọc ngắn, sau đó sẽ được nghe 1 đoạn hội thoại (số 3) hoặc 1 bài giảng (số 4), cuối cùng sẽ phải trả lời dựa trên nội dung cả hai phần.
    Ở bài nói số 5 và số 6 thí sinh sẽ được nghe một đoạn hội thoại (số 5) hoặc 1 bài giảng (số 6), sau đó thí sinh sẽ phải đưa ra câu trả lời từ đoạn nghe. Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng. Bài nói số 3 và số 5 sẽ liên quan đến các chủ đề học đường (campus life), còn bài nói số 4 và số 6 sẽ liên quan đến chủ đề học thuật (trên lớp học), đây cũng là 2 bài nói được đánh giá khó nhất trong phần nói TOEFL đối với thí sinh Việt Nam.
    Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng tổng hợp và truyền đạt thông tin từ các tài liệu. Ở phần này, thí sinh có 60 giây để nói và 30 giây để chuẩn bị.

  • Viết: Gồm 2 bài viết.
    Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải tối thiểu từ 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
    Bài thứ hai là dạng Independent Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải tối thiểu từ 300-350 từ. Thí sinh có 30 phút để viết.

TOEFL trên máy tính (CBT)

TOEFL trên máy tính (CBT) được tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 2006. Bài thi cũng được chia ra làm 4 phần: nghe, cấu trúc ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Trong lúc làm bài thí sinh không được phép ghi chú. Tổng lượng thời gian làm bài tối đa là 4 tiếng và mức điểm tối đa đạt được của thí sinh là 300.

  • Phần nghe (45-70 phút). gồm 2 dạng: thí sinh sẽ nghe những đoạn đối thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong lớp học hoặc trong trường đại học; hoặc những mẫu đối thoại giữa sinh viên với giảng viên.

  • Phần ngữ pháp (15-20 phút). thường là dạng nhận định chỗ sai trong câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống.

  • Phần đọc hiểu (70-90 phút). Thí sinh sẽ đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan, thường là các dạng như: chủ đề của đoạn văn, các câu hỏi liên quan đến tác giả, các ý kiến được suy ra từ nội dung của đoạn văn...

  • Phần viết bài luận (30 phút).Viết một bài luận về một chủ đề thông thường và nêu ra quan điểm chủ quan của thí sinh về chủ đề đó.

Bài thi TOEFL trên máy tính (CBT) được lập trình để chỉ cung cấp cho thí sinh những câu hỏi có độ khó phù hợp với năng lực ngôn ngữ của thí sinh, căn cứ vào kết quả những câu trả lời đầu tiên, và tất nhiên mức điểm của thí sinh nhận được cũng sẽ ở mức tương ứng. Xét về tính chất tùy biến thì dạng thi này gọi là CAT (Computer Adaptive Test: bài thi tương tác hoặc tùy biến qua máy tính).

Điểm số sẽ được chấm thành 3 phần theo thang điểm 0-30: nghe, đọc hiểu-ngữ pháp (gộp chung) và viết. 3 phần điểm sau đó được quy đổi thành điểm cuối cùng với thang điểm từ 0-300. Điểm viết sẽ được cho biết riêng theo thang điểm 0-6.

TOEFL trên giấy (PBT)

Đây là dạng thi TOEFL truyền thống mà thí sinh dùng bút chì để làm bài thi trên giấy. Tổng thời lượng làm bài khoảng 3 tiếng. Cấu trúc bài thi PBT cũng tương tự như bài thi CBT chỉ có số câu hỏi nhiều hơn và thang điểm rộng hơn. Thang điểm tổng kết của TOEFL PBT từ 310 tới tối đa là 677 và được quy đổi từ 3 cột điểm: nghe (31-68), ngữ pháp (31-68) và đọc (31-67). Khác với CBT, điểm phần viết (TWE - Test of Written English) không được tính vào điểm tổng kết mà được cho riêng biệt với thang điểm từ 0-6.

Thí sinh nên lựa chọn những hình thức thi phù hợp với bản thân để có thể đạt được hiệu suất cao nhất và kết quả như mong muốn.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ iae GLOBAL Việt Nam để được hỗ trợ nhé!

_________________
iae GLOBAL Việt Nam

    

Hotline: 0974 96 96 23
Email: info@iaeglobal.vn

 

 

Đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ

Gửi yêu cầu
image

IAE GLOBAL VIỆT NAM

Dịch vụ Tư vấn Giáo dục Nguyên bản từ nước Úc - Authentic Australia Education Services

Hơn 30 năm

Kinh nghiệm

1000+ đối tác

Tuyển sinh

70+ văn phòng

Trên toàn cầu

400.000+ sinh viên

Du học thành công